Chơi forex ở Việt Nam có hợp pháp không?
Forex là một kênh đầu tư tài chính trực tuyến “hot” nhất hiện nay tại Việt Nam với số lượng người tham gia ngày càng đông và số lượng broker gia nhập vào thị trường ngày càng nhiều. Nếu như với chứng khoán, nhà đầu tư sẽ không phải lo lắng về rủi ro pháp lý của hình thức này vì thị trường chứng khoán được nhà nước bảo hộ, nhà đầu tư chứng khoán được pháp luật Việt Nam cho phép kinh doanh và bảo vệ quyền lợi, thì với forex lại hoàn toàn trái ngược.
Một điều dễ nhận thấy nhất chính là, những tin tức về thị trường chứng khoán, về nhà đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, chứng khoán phái sinh… được phát sóng thường xuyên trên các bản tin thời sự chính thống trong khi về forex thì không. Hay kinh doanh chứng khoán thông qua các sàn giao dịch của Nhà nước thì kinh doanh forex lại thông qua các broker nước ngoài, không hề có bóng dáng của Bộ tài chính hay Chính phủ Việt Nam. Vì thế, sự hoài nghi về tính pháp lý của kênh đầu tư này là hoàn toàn có cơ sở.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trực tiếp giải đáp thắc mắc “đầu tư forex ở việt nam có phạm pháp không?” để các bạn có thể cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định có nên tham gia vào thị trường này hay không.
Hoạt động của thị trường forex tại Việt Nam
Forex hay thị trường ngoại hối bắt đầu hoạt động trên thế giới vào năm 1971, là một thị trường phi tập trung toàn cầu – nơi mà các ngân hàng của các nước trao đổi tiền tệ với nhau. Chủ thể tham gia vào thị trường này bao gồm Ngân hàng Trung ương, ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư, tổ chức tín dụng, các định chế tài chính khác và nhà đầu tư bán lẻ.
Với sự phát triển của công nghệ, thị trường forex hiện nay đã cho phép những cá nhân được quyền tham gia vào mạng lưới giao dịch toàn cầu này thông qua một chủ thể trung gian, đó là nhà môi giới hay sàn forex.
Thị trường forex là thị trường tài chính lớn nhất hiện nay, khối lượng giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đô la mỗi ngày, lợi nhuận tiềm năng vô cùng hấp dẫn. Để “chơi forex”, nhà đầu tư cần mở tài khoản tại một broker, giao dịch các cặp tiền thông qua việc đặt các lệnh mua (nếu dự đoán giá tăng) hoặc lệnh bán (nếu dự đoán giá giảm) và lợi nhuận/thua lỗ được tính dựa trên sự chênh lệch giá tại thời điểm đặt lệnh và đóng lệnh. Đây chính xác là hình thức giao dịch ký quỹ thông qua tài khoản trực tuyến và lợi nhuận ròng được định giá liên tục theo sự biến động của giá cả trên thị trường.
Xem thêm : sàn ngoại hối forex là gì
Khác với chứng khoán, forex cung cấp môi trường giao dịch thuận lợi hơn rất nhiều cho nhà đầu tư như: thị trường hoạt động 24/5, trader giao dịch bất kể thời điểm nào trong ngày; tính thanh khoản cao, dễ dàng mua bán; được đầu tư với số vốn thấp nhờ tính chất đòn bẩy; chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối internet là đã được “chơi forex”…
Ở nước ta, forex bắt đầu gia nhập vào thị trường Việt Nam từ hơn 10 năm trước và trở thành kênh đầu tư hấp dẫn nhất hiện nay. Tuy nhiên, đây là hình thức đầu tư mang tính đặc thù của lĩnh vực tài chính, đòi hỏi người tham gia phải có kiến thức nhất định về công nghệ, về tài chính quốc tế nên Chính phủ nước ta chỉ cho phép các tổ chức tín dụng như ngân hàng, quỹ đầu tư… được tham gia giao dịch trên thị trường này.
Xem thêm : cách đăng ký sàn Exness
Trong khi trên thế giới, các sàn forex được sự chấp thuận và điều chỉnh bởi luật pháp các nước, được kiểm soát bởi các cơ quan quản lý ngoại hối uy tín, các cá nhân được tham gia vào thị trường với tư cách nhà đầu tư, nhà giao dịch thì tại Việt Nam lại bị hạn chế về những vấn đề này.
Những quy định của pháp luật về Forex tại Việt Nam
Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của các văn bản luật pháp sau:
- Pháp lệnh ngoại hối.
- Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (Nghị định này thay thế Nghị định 96/2014 và có hiệu lực từ ngày 31/12/2019).
- Luật Các tổ chức tín dụng.
- Thông tư số 20/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép.
- Luật xử lý vi phạm hành chính.
Trong đó, Điều 36 Pháp lệnh ngoại hối về Nguyên tắc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác.Điều 23. Mục 7. Chương II của Nghị định 88/2019/NĐ-CP: xử lý vi phạm các quy định về hoạt động ngoại hối:
Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.Và các khung hình phạt từ 20,000,000 đến 250,000,000, các hình thức phạt bổ sung khác dành cho những hành vi vi phạm hoạt động ngoại hối nghiêm trọng hơn.
Điều 2. Thông tư 20/2011/TT-NHNN: quy định về đối tượng được mua bán, trao đổi ngoại tệ:
Cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến các mục đích sau:a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.Đối với các mục đích hợp pháp khác quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối, cá nhân có thể mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép tùy theo khả năng cân đối nguồn ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng.Cá nhân là người nước ngoài có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.Cá nhân bán ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép và Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để tìm hiểu thêm về Tín hiệu forex chính xác